ABOUT COMING OUT
Chuyện Comeout
Wednesday, 08.06.2022
[TIẾNG VIỆT]
Ngày nay, với một thế hệ Gen Z cởi mở sẵn sàng mở lòng chia sẻ, chuyện come out không hẳn là một chủ đề nóng bỏng cần tranh luận. Song song với sự cởi mở đó, vẫn còn những khó khăn cản trở những người thuộc cộng đồng LGBTQIA+ khẳng định bản thân mình.
Bản thân họ chưa hiểu chính mình?
Bản thân người thuộc cộng đồng LGBT vẫn còn khuynh hướng chưa nhận thức được giới của mình mà vẫn mập mờ chối bỏ. Có thể đến từ những tồn tại về định kiến xung quanh môi trường sinh sống, từ những người thân thiết vẫn còn chấp niệm rằng phải sống với giới tính thật, hay bạn bè đồng trang lứa có khuynh hướng cô lập. Và đôi khi, chính bản thân người thuộc cộng đồng LGBTQIA+ cũng đôi lúc bị lung lay, nghi ngờ không phân biệt bản ngã thật của mình, sợ mình sẽ bị ra rìa, không hòa nhập được với xã hội mà khép mình, chưa dám come out.
Khó khăn sau khi đã come out:
-
Kỳ thị - sức nặng của lời nói
Tưởng rằng khi mọi suy nghĩ bên trong được tự do bay thẳng ra ngoài thì sẽ không còn gặp ái ngại gì nữa? Trái ngược với tưởng tượng màu hồng, một người sau khi come out gặp rất nhiều vấn đề liên quan đến phản ứng của mọi người xung quanh. Bắt gặp con mắt đánh giá từ những người chưa đủ hiểu biết về cộng đồng LGBTQIA+, buông những lời chỉ trích qua cách ăn mặc, bản ngã mà chưa thực sự hiểu rõ họ. Để rồi, những người vừa mới come out tự khắc sẽ phán xét bản thân, có những dòng suy nghĩ chưa đúng và thậm chí có phần sai lệch lừa dối cảm xúc của bản thân. Đó sẽ là một cuộc đấu tranh nội tâm không hồi kết.
Hơn nữa, homophobia, “sợ đồng tính luyến ái” vẫn còn phổ biến mặc cho tính lạc hậu bó buộc của nó, hay vẫn tồn tại các điều luật do chính quyền áp đặt nhằm phục vụ một bộ phận homophobia, gây khó dễ và thiếu bình đẳng, buộc những người thuộc cộng đồng LGBTQIA+ sống khép kín, khó thể hiện bản thân ra bên ngoài dù đã come out.
2. Định kiến - trăm người như một?
Dù những người LGBTQIA+ có thể có bất cứ tính cách nào, gu ăn mặc nào hay cách ứng xử nào, nhiều người vẫn luôn mặc định rằng đã có xu hướng tính dục hay giới tính như thế nào thì phải hành xử như những mô-típ của cộng đồng đó. Vì vậy, những bạn đã come out khó có thể tránh khỏi những câu hỏi khó chịu như: “Nếu mà mày thật sự lesbian sao mày lại còn mặc nữ tính như vậy?” hay “Mày có chắc mày là gay không mà lại có giọng trầm như kia?”. Không chỉ dừng lại ở việc gây sự không thoải mái, những thứ áp đặt như vậy lại có thể gây cho các bạn đã come out cảm giác không chắc chắn về bản thân hoặc thậm chí cảm thấy mình phải vừa vào “những chuẩn mực nhất định” của một người thuộc cộng đồng LGBTQIA+.
3. Khủng hoảng bản dạng (Identity crisis)
Ngay cả khi đã come out, ngay cả khi đã tưởng như tìm được chính mình thì nhiều người vẫn phải đối mặt với khủng hoảng bản dạng: Liệu đâu mới thực sự là mình? Mình là bisexual hay lesbian? Mình thích con gái…nhưng cũng đôi lúc mình tự thấy bản thân bị thu hút bởi nam giới hơn?
Tất cả những băn khoăn trên đều là điều mà hàng nghìn con người đặt ra cho bản thân mỗi ngày. Hành trình được tìm thấy chính mình và được sống thật với bản thân chưa bao giờ là dễ. Chính vì vậy, thay vì gò bó mình vào những định nghĩa nhất định, hãy cứ tự tin mà sống với chính mình vì dù có là ai đi chăng nữa, mỗi người chúng ta đều xứng đáng có được tự do và tình yêu.
[ENGLISH]
With Gen Z being a far more liberal generation than our predecessors, coming out is no longer a controversial topic. Despite this open-mindedness, however, the LGBTQIA+ community still faces many issues in coming to terms with their identity.
The struggle in understanding themselves:
Many in the LGBT community still struggle with muddied denials about themself and their gender/sexual identity. There are many factors stemming from an oppressive living environment, such as bigoted parents or close-minded friends, that can cause them to feel like this. Or sometimes, it is the person of the community’s own hesitation and fear of ostracization that causes them to be afraid of coming out.
The post-coming out difficulties:
-
Stigmatization - The power of words
Are you under the impression that after coming out, their inner thoughts can easily be expressed with no hesitation? Please remove your rose-tinted filter, once a person has come out, they face a multitude of problems from other people’s reactions. Whether it is an ignorant person’s judgment or condemnation via the way they’re dressed. In the end, the newly came out individual, more commonly known as baby gay, will become plagued with self-depreciating thoughts and even deceive themself on their feelings. It’s like a never-ending battle with themself.
Furthermore, homophobia or “the fear of homosexuality, is still rampant in all of its oppressive glory, not to mention the exclusive laws still on the books that favor homophobes, all force the LGBTQIA+ community to closet themselves.
2. Stereotypes - one for all
Even though members of the LGBTQIA+ community are all unique individuals like any other human beings, many still stereotype these people based on their sub-community. This is why even those who have come out still encounter rude and invasive questions like: “If you’re a lesbian why do you still dress so feminine?” or “Your voice is too low for a gay person’s”. Besides the obvious discomfort it can cause, these stereotypes make a newly came out person incredibly insecure, believing they aren’t “gay enough” for a member of the LGBTQIA+ community.
3. Identity crisis
Even after coming out, after thinking that they’ve achieved perfect inner-nirvana, many still suffer from the ever-present identity crisis: Who the hell am I? Am I bisexual or lesbian? I like girls…but sometimes I get drawn to men too?
All of these self-doubts are the ones that plague many everyday. The journey to discovering oneself has never been and will never be easy. Because of this, don’t feel pressured to label yourself and just live your life however you want.