top of page
EN

LAVENDER MARRIAGE - LOSE YOURSELF OR HAVE A “NORMAL” LIFE?

Hôn nhân màu tím - Ranh giới giữa việc đánh mất chính minh và một cuộc sống ''bình thường''

Sunday, 12.06.2022

[TIẾNG VIỆT]

Chắc hẳn chúng ta đã không còn quá xa lạ với hai cái tên Rudolph Valentino và Jean Acker nữa. Họ chính là những người đã tạo ra một cuộc hôn nhân gây tiếng vang lớn đến cả thế giới vào năm 1919. Mặc dù chưa có những thông tin xác thực nhưng mọi người đều có thể nhận ra rằng đây là cuộc hôn nhân tím khi trong suốt cả thời gian trước và sau khi kết hôn cả hai người đều có những mối quan hệ với người cùng giới. Valentino cũng đã từng kết hôn với nhà thiết kế trang phục Natacha Rambova vào năm 1923 trong khi Natacha Rambova cũng đã từng có mối quan hệ đồng tính với nữ diễn viên Alla Nazimova. Do cùng hoạt động trong giới nghệ thuật đầy thị phi, họ đã quyết định kết hôn như để bao biện cho những tin đồn vô căn cứ về giới tính và thiên hướng tình dục của họ. Và cũng chẳng bất ngờ với kết quả của một cuộc hôn nhân hợp đồng không xuất phát từ tình yêu, họ quyết định “đường ai nấy đi” sau khoảng thời gian 2 năm ngắn ngủi cố gắng tạo ra cho nhau những “lớp mặt nạ hoàn hảo”

 

Rõ ràng rằng cuộc hôn nhân trên đã chia ra hai luồng ý kiến về hôn nhân màu tím. Có nhiều người cho rằng dạng hôn nhân này có thể là một biện pháp để những người có thiên hướng tính dục khác với "lẽ phải của xã hội bấy giờ" có thể có một cuộc sống bình thường như bao người khác, đặc biệt là đối với người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng với công chúng, thì bộ mặt của họ lại càng cần được đảm bảo hơn bao giờ hết. Không thể nói rằng chẳng vì một nguyên do nào mà Rudolph Valentino và Jean Acker lại chấp nhận một cuộc hôn nhân không tình yêu như vậy. Hơn nữa, hãng phim Universal thời ấy còn đề ra những điều khoản cho phép công ty ngừng trả lương cho các diễn viên nếu như họ có những hành động không đúng chuẩn mực và đánh mất đi niềm tin, sự yêu thích của công chúng. Và cũng rõ ràng rằng sẽ chẳng có một cuộc hôn nhân oải hưởng nào xuất hiện thêm nữa nếu xã hội không giữ cái định kiến cổ hủ về một “cuộc sống bình thường” - khi con người ta phải sống đúng với những gì “tạo hóa ban tặng”, cưới một người khác giới tính mình, sinh con đẻ cái,... Đối với phần lớn những người thuộc cộng đồng LGBTQIA+ thời ấy, đặc biệt là những ai có sức ảnh hưởng, việc phải hứng chịu những định kiến bất công của xã hội là một gánh nặng vô cùng lớn. Chính vì vậy, nhiều người mới chấp nhận đánh đổi bản thân mà lấy hôn nhân tím để che đậy xu hướng tình dục thật của bản thân.

 

Dưới ống kính của người ngoài, những cuộc hôn nhân tím dường như trở thành một biểu tượng cho lối sống khép kín, “chạy trốn khỏi bản chất thật” của chính mình. Thế nhưng sự thật có phải như vậy không? Những người đồng ái bấy giờ có thực sự đang chạy trốn khỏi bản thân khi chỉ cần thể hiện những cử chỉ, hành động tình cảm nhỏ tại nơi công cộng sẽ liền bị chỉ trích, đánh giá? Họ có thực sự đang chạy trốn khi có hàng loạt các nhóm cực đoan kì thị người đồng tính nổi lên vào những năm 1900? Họ có thực sự đang chạy trốn khi ngay cả chính quyền, những người đáng lẽ phải đứng lên và bảo vệ quyền tự do của mỗi công dân, lại gián tiếp thừa nhận, tiếp tay cho những quan điểm cổ hủ, phiến diện về cộng đồng LGBTQIA+? Sự thật rằng, chính những định kiến tàn nhẫn đến từ mọi người xung quanh đã trực tiếp đẩy bao người đồng tính luyến ái thời ấy vào đường cùng, ép họ phải đeo trên mình lớp mặt nạ che giấu bản thân.

 

Và chính ở thế kỷ 21, nơi mà tưởng chừng xã hội đã trở nên phóng khoáng hơn với cộng đồng LGBTQIA+, thì vẫn còn tồn tại rất nhiều nạn nhân của sự kỳ thị và áp bức. Tính đến nay, đã có hàng trăm, hay thậm chí là hàng nghìn, vụ bạo lực, xâm hại tình dục nhắm đến các đối tượng là người đồng tính. Vậy chúng ta sẽ chọn đứng nhìn trong im lặng và để bao người thuộc cộng đồng LGBTQIA+ lại một lần nữa phải đeo trên mình chiếc mặt nạ đau thương hay sẵn sàng đứng lên, cùng họ phản đối những định kiến đầy phiến diện của xã hội?

[ENGLISH]

We’re all no strangers to the names of Rudolph Valentino and Jean Acker, as news of their infamous marriage in 1919 made headlines all over the world. While unconfirmed, there’s an unspoken universal understanding that agrees that this matrimony was a lavender marriage, seeing as both Valentino and Acker have previously had and will continue to have same-sex romantic relationships. In 1923. Valentino will also marry fashion designer Natacha Rambova, while Rambova had a lesbian relationship with actress Alla Nazimova. Seemingly due to both of them working in the gossip-prone arts industry, the marriage was held in order to quell the rampant rumors and speculations about their sexualities. As one would expect of a marriage that did not stem from love, the two decided to split after 2 short years of trying to make the “perfect disguises” for each other. 

 

Valentino’s aforementioned marriages sparked a lot of discussions on lavender marriages, with two main opinions forming and opposing each other. On the one hand, many people view this type of marriage to be the perfect solution for homosexual people to fit into the heteronormative society. This is especially true for celebrities and influencers who have following fanbases that they need to appeal to and have their image preserved. It’s not for no reason that Rudolph Valentino and Jean Acker opted to engage in a loveless marriage. Moreover, back in their time, Universal Pictures even had policies that allowed for actors to not get paid if they did something against “the norm” and lost the public’s favor. Obviously, lavender marriages would not even be a thing if society moves past archaic prejudices about a “normal” life - one wherein people have to live with their born-assigned self, get married to a person of the opposite sex, have children, etc… For a large majority of the LGBTQIA+ community back then, especially those whose lives were in limelight, these prejudices were a massive burden. Perhaps that is why so many had to accept losing themselves in a lavender marriage in order to hide their sexualities. 

From an outsider’s point of view, lavender marriages have seemingly become a symbol for a silent, “hiding-from-your-true-self” life, but is this really true? Is it hiding if even the slightest act of affection would get them criticized or open their private lives to public judgement? Is it hiding if we take into account the countless extremist homophobic organizations cropping up in the 1900s? Is it hiding if their own government, people who are supposed to protect their rights, were actively lobbying their oppression by supporting homophobia? The truth is, queer people didn’t have any other choice but to hide in lavender marriages, and society’s cruel prejudices and the mass’s indifference towards them are to blame. 

 

Even in our 21st century, when everything is seemingly more open to people of the LGBTQIA+ community, there exists discrimination and oppression. Hundreds, if not thousands of hate crimes, sexual assaults, or microaggression cases are still targeted toward queer people. Will we watch again in silence and let our queer brothers and sisters once more have to resort to donning a facade, or will we be on the right side of history and stand up to prejudice alongside them?

MAGAWEBBG_edited.png

Magajz 
vietnam

Thông tin chi tiết xin liên hệ / Contact information:
Email: magajzvn@gmail.com

Thông tin chi tiết xin liên hệ / Contact information:
Email: magajzvn@gmail.com

  • Instagram
  • Facebook
  • Black Facebook Icon
  • Black Twitter Icon
  • Black YouTube Icon
  • Black Instagram Icon
bottom of page