top of page
EN

LUCKY MONEY:
SPIRITUAL VALUE VS MATERIALISTIC WEIGHT

 

LÌ XÌ - GIÁ TRỊ TINH THẦN BÊN NGOÀI HAY “SỨC NẶNG VẬT CHẤT” BÊN TRONG?

Monday, 24.01.2022

[TIẾNG VIỆT]

NÉT ĐẸP VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG

Mỗi dịp tết đến xuân về, bên cạnh những thú vui như sắm quần áo mới, tân trang lại nhà cửa, vi vu đây đó, các em nhỏ lại có phần háo hức hơn cả với những chiếc phong bao đỏ thắm. Như một món quà mừng lộc may mắn đầu năm mới, lì xì đã trở thành một phần không thể thiếu trong kí ức của bao thế hệ bởi chính những giá trị về tinh thần, tình yêu thương cũng như những câu chúc đầy ấm áp tưởng chừng có thể sưởi ấm được cả trái tim trong cái giá lạnh cuối đông của mỗi chiếc lì xì. 

Lì xì trong kí ức của bao thế hệ xưa là thế, ấy thế nhưng liệu rằng những nét đẹp ấy trong suy nghĩ của Thế hệ Z sẽ ra sao? Thử tưởng tượng mà xem nếu như hình ảnh của những nụ cười khi nhận được lì xì của trẻ con giờ đây lại là hành động mở ngay chiếc phong bao ra cùng khuôn mặt hậm hực rồi nói: “Có 10.000 thôi á mẹ?” bạn sẽ nghĩ như thế nào? Tức giận? Căm phẫn? Bất lực? Đó chính là những gì mà xã hội đang thay đổi cái nhìn của giới trẻ về chính một phong tục trong dịp lễ Tết ngày nay.

 

“SỨC NẶNG CỦA VẬT CHẤT”

Vậy vì sao giá trị tinh thần của lì xì lại đang dần được thay thế bởi “sức nặng của vật chất” bên trong nó? Không chỉ lì xì mà cả những nét đẹp văn hóa truyền thống nói chung đang phải đối mặt với xu hướng hòa nhập với các nền văn hóa khác, khiến chúng đang dần bị hòa tan, “biến dạng” đi. Như một trào lưu, “việc tư duy cởi mở” lại dần bị lạm dụng quá đà và trở thành cái cớ trong việc phá hoại đi những nét đẹp của giá trị truyền thống. Với đời sống xã hội biến đổi không ngừng, chính những bậc phụ huynh với các mối lo ngại về tiền bạc không đáng có, lại tiếp tay cho việc đặt nặng giá trị của vật chất lên một món quà tinh thần hay nhìn xa hơn là chính những ông bố bà mẹ đang giáo dục con em mình trong thái độ nhận quà một cách tiêu cực. Thay vì mang giá trị như món quà đem tới sự may mắn đầu năm, họ lại nhìn nhận đó là gánh nặng về vật chất khi trao đi những đồng tiền từ trong túi của mình để rồi cuối cùng việc tặng nhau chiếc phong bao lì xì đầu năm mới hóa ra lại là lớp vỏ bọc của một cuộc kinh doanh, đàm phán - nơi mà người ta phải tính vốn, chi, lãi, lỗ một cách đầy khuôn khổ để sao cho mình không bị thiệt.

Trẻ con với những giá trị hào nhoáng của vật chất trước mắt mà quên đi giá trị đích thực của vẻ đẹp truyền thống. Có thể rằng ở thời điểm hiện tại, hiện tượng về việc đặt nặng giá trị vật chất của các phong tục truyền thống lên hàng đầu chưa được thể hiện quá rõ ràng nhưng thử hỏi xem với sự hội nhập toàn cầu ngày càng mạnh mẽ, với sự phát triển của một xã hội “người máy” (nơi mà trái tim, tình yêu thương, giá trị tinh thần của con người cũng cần phải mua bằng những giá trị vật chất), cùng sự giáo dục sai lệch về tư tưởng trong các phong tục truyền thống của các bậc phụ huynh, sự gia tăng không ngừng của những “cuộc làm ăn”, “kinh doanh” trong những dịp lễ tết, có lẽ rằng hình ảnh của một đứa trẻ chẳng thèm quan tâm tới chiếc phong bao lì xì đỏ mà chỉ muốn xem giá trị của tờ tiền bên trong cũng sẽ chẳng còn là bao xa.  

 

CÓ CÒN TƯƠNG LAI NÀO CHO NHỮNG NÉT ĐẸP VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG?

Nói một cách phũ phàng thì quả thật đúng rằng sẽ chẳng có bất kỳ biện pháp nào để giúp cả xã hội vượt qua sự cám dỗ của “sức nặng vật chất”, điều duy nhất ta có thể làm để bảo vệ những nét đẹp văn hóa này phụ thuộc ở chính mình. Bản thân chúng ta chẳng ai có thể thay đổi được cả thế giới, nhưng mỗi chúng ta lại là một phần của thế giới, dù là một phần nhỏ nhưng rõ ràng “có còn hơn không”. Với sự thay đổi không ngừng của đời sống, xã hội rồi cũng sẽ phải chấp nhận sống trong thế giới “người máy” ấy dù muốn hay không nhưng hãy cố gắng gìn giữ những nét đẹp truyền thống ít nhất là cho thế hệ của chính chúng ta. Thời gian chưa từng dừng lại, chúng vẫn luôn vận động theo quy luật cuộc sống, nhưng quá khứ chưa bao giờ khép lại hay biến mất bởi nó vẫn sẽ mãi tồn tại trong kí ức của mỗi chúng ta. Truyền thống cũng vậy, nó chỉ xảy ra khi có sự nối tiếp giữa quá khứ và hiện tại, ấy thế nhưng, chính con người ta lại đang phá vỡ đi những nét đẹp văn hóa ấy bằng những lời biện hộ về việc "tư duy cơ mở" cho "sức nặng của vật chất".

Suy cho cùng, bản sắc dân tộc, văn hóa truyền thống “sống” hay “chết” phụ thuộc vào chính chúng ta - những thế hệ trẻ…

[ENGLISH]

A CHERISHED TRADITION

Every time Tết comes around, children all over Vietnam get to experience the joy of shopping for new clothes, redecorating their houses, going here and there, but above all, receiving red envelopes of lucky money. Given as a token of well-wish for the new year, they have become an integral part of many generations’ memories of Tết because of the love, heart, and value held within each individual envelope and because of the warm wishes that could pierce the winter cold spoken with every red case given. 

For the generations before, that's the beauty of lucky money. But what does GenZ think? What would happen if the grateful and bright smiles of kids receiving lucky money turn into a huffing “Mom, why is there only 10.000?” Would you be angry? Furious? Helpless? Because this change really is happening in the youth’s views of a Tết tradition. 

 

“MATERIALISTIC WEIGHT”

Why is the underlying value of lucky money getting overwritten by its materialistic weight? This change isn’t only happening to lucky money giving, but also to other traditions in general as other cultures integrate, meld with and “morph” our own. “Open-mindedness” has been abused and used as an excuse to disregard certain traditional values. Due to our ever-changing social lives, parents with financial worries have unknowingly fueled the materialism that kids have by indirectly teaching them to receive gifts negatively through their overly cynical and realistic view. Instead of looking at giving lucky money as an auspicious gift at the beginning of the year, they see it as a strain on their finances to give away their hard-earned money, thereby turning the so-called “luck exchange” into nothing but a business deal - where one must always keep their capital, interest, spendings in mind so as to not lose money. 

It’s a shame to see kids forgetting the fundamental values of traditional practices for the shiny materialistic side of it all. While the stressing of the importance of materialism isn’t too prevalent today, with globalization and the progression into a “robotic society” (wherein love and humanitarian values are secondary to material gains) in conjunction with a faulty education of traditions and their values from parents, and the increasingly common “business deals” during Tết, perhaps the reality of children receiving red envelopes caring nothing but the money inside isn’t too far away.

 

WHAT IS THERE IN THE FUTURE FOR TRADITIONAL PRACTICES?

The bitter truth is that there’s really no real solution to helping society overcome the charm of materialistic weight, and the only thing left to do to preserve traditional practices lies within what each of us does. One person can’t change the world, but one is better than none at all. Life is ever-changing, and the “robotic society” is bound to come sooner or later, but let's try to continue traditional practices, at least for our generation. Time stops for no one, but the past will never fade as long as we remember it. Traditions are the same - they live on through the continuity between generations, but this continuation is being cut by “open-mindedness” and materialistic weight.

In the end, whether our traditions and culture live or die depends on us - the youth…

MAGAWEBBG_edited.png

Magajz 
vietnam

Thông tin chi tiết xin liên hệ / Contact information:
Email: magajzvn@gmail.com

Thông tin chi tiết xin liên hệ / Contact information:
Email: magajzvn@gmail.com

  • Instagram
  • Facebook
  • Black Facebook Icon
  • Black Twitter Icon
  • Black YouTube Icon
  • Black Instagram Icon
bottom of page